Cần giải quyết "4 tồn tại lớn" của nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

21/06/2024 09:13
Để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần tiếp tục có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tăng tiêu dùng trong nước, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh...

Liệu có đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay?
Theo Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố, tăng trưởng GDP Quý 2/2024 ước đạt 6% và 6 tháng đầu năm ước đạt 5,8%.
Tuy nhiên, VEPR dự báo, mục tiêu tăng trưởng 6,5% khó có thể đạt được trong năm nay do đà phục hồi của các khu vực kinh tế còn chậm và thiếu đồng đều, nhất là khu vực tiêu dùng trong nước vẫn chưa hoàn toàn phục hồi.
Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây cũng cho thấy, mặc dù cầu quốc tế đang có dấu hiệu phục hồi nhưng nhu cầu trong nước, đặc biệt là tiêu dùng, vẫn còn yếu.
Chia sẻ với báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những kết quả ban đầu của nền kinh tế Việt Nam non nửa đầu năm 2024 là minh chứng rõ nét, khẳng định quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành thời gian qua của Chính phủ là rất đúng đắn, kịp thời; tạo tâm thế bản lĩnh, tự tin để triển khai hiệu quả các giải pháp trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, chuyển đổ số và đổi mới sáng tạo trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội bền vừng. Bên cạnh đó, còn có nhiều mô hình mới như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm… cũng đang được tích cực triển khai xây dựng tham mưu chính sách một cách thiết thực và hiệu quả.
Theo người đứng đầu ngành kế hoạch và đầu tư, các nội dung đổi mới, cải cách cần thiết phải đi vào thực chất, đi vào tận sâu bản chất của vấn đề. "Chẳng hạn, với thu hút FDI thì phải bền vững, với quy hoạch thì phải công khai minh bạch. Đáng chú ý là, khi ban hành các chính sách thì phải thiết thực đi vào cuộc sống, đặc biệt khuyến khích động viên các doanh nghiệp trong nước không ngừng lớn mạnh", ông Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Ông Nguyễn Đức Tâm - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ KHĐT, cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, bất ổn, khó lường hơn, có những yếu tố thay đổi rất nhanh, nằm ngoài khả năng dự báo của các nước và tổ chức quốc tế, tạo sức ép lớn lên tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2024.
Trong khi nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, xuất khẩu… mặc dù đã phục hồi tích cực, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các thành phố lớn phải sang nhượng, trả lại mặt bằng thuê ở cả các trung tâm thương mại, tuyến phố trung tâm.
Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với hàng hóa Việt Nam ở cả thị trường trong nước và quốc tế, và cả trong thu hút FDI, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mới theo xu thế toàn cầu về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, sản xuất chíp, bán dẫn…
Do đó, ông Nguyễn Đức Tâm cho rằng, các giải pháp, chính sách điều hành yêu cầu phải chủ động, kịp thời ứng phó với biến động của môi trường kinh tế vĩ mô bên ngoài; vừa phải thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh hiệu quả với các nước để không "tụt lại phía sau" trong các xu thế lớn toàn cầu. Đồng thời, phải tập trung cải thiện các yếu tố nền tảng về thể chế, hạ tầng, khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… giải quyết các điểm nghẽn về nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển.
Cần giải quyết 4 tồn tại lớn của nền kinh tế
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Nguyễn Đức Tâm chỉ rõ, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nổi lên 4 vấn đề lớn cần giải quyết:
Một là, các động lực tăng trưởng mặc dù đã chuyển biến tích cực hơn, nhưng khó tạo bước đột phá cho tăng trưởng năm 2024. Về phía cung, khu vực nông nghiệp tăng trưởng ổn định (quanh khoảng 3-4%), khó tạo bứt phá cho tăng trưởng kinh tế chung.
Khu vực công nghiệp khó chuyển biến nhanh do phụ thuộc nhều vào thị trường thế giới, các nền kinh tế lớn. Khu vực dịch vụ, du lịch có chuyển biến, nhưng thiếu yếu tố đột phá, cạnh tranh gay gắt từ các điểm đến quốc tế, cần thúc đẩy hơn nữa để phát huy tiềm năng đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng năm 2024.
Các ngành, lĩnh vực động lực mới cho tăng trưởng như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chíp, bán dẫn… còn chậm, nguy cơ không bắt kịp được với các nước trên thế giới, khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nhiều nước đã ban hành các gói chính sách quy mô lớn để thúc đẩy.
Doanh nghiệp vẫn đối mặt với 3 vấn đề lớn về thị trường, vốn và pháp lý; một số quy định, thủ tục hành chính, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, chưa được cắt giảm triệt để.
Một số bộ, ngành, địa phương, trong một số trường hợp chưa thực sự theo sát, đồng hành cùng doanh nghiệp; chưa coi khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để đồng hành tháo gỡ, hỗ trợ.
Về phía cầu, tiêu dùng trong nước 5 tháng mặc dù tăng khá, nhưng dự báo cả năm khó có thể tăng trưởng cao như năm 2023 và các năm trước dịch 2015-2019; để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng thì cần tiếp tục có chính sách mạnh hơn để khuyến khích tăng tiêu dùng trong nước.
Tăng trưởng xuất khẩu là điểm sáng, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn từ thị trường thế giới; áp lực cạnh tranh gia tăng; rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá và các rào cản thương mại mới. Trong khi đó, đầu tư tư nhân phục hồi chậm; tốc độ tăng vốn FDI đăng ký có dấu hiệu giảm dần qua từng tháng, có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Hai là, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn rủi ro. Dư địa điều hành lạm phát cả năm không còn nhiều (bình quân 5 tháng tăng 4,03% so với cùng kỳ), có những yếu tố tác động lên lạm phát rất khó dự báo, đặc biệt là biến động giá cả thế giới và tâm lý, kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Cung ứng điện vẫn là lo ngại lớn đối với doanh nghiệp FDI; nhu cầu sử dụng điện tái tạo của doanh nghiệp ngày càng lớn để đáp ứng tiêu chuẩn xanh, bảo vệ môi trường, giảm khí thải các-bon.
Ba là, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… đã phát triển bền vững hơn, nhưng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ như: tăng trưởng tín dụng; xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém, ngân hàng “0 đồng”; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn; áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp; nâng hạng thị trường chứng khoán…
Bốn là, thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, phát triển đô thị, phòng cháy, chữa cháy, tai nạn giao thông… vẫn là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Theo Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Nguyễn Đức Tâm, để giải quyết các vấn đề nêu trên, cần tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, các ngành, lĩnh vực mới.
Tiếp tục thúc đẩy và làm mới các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư và xuất khẩu. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP đạt cận trên chỉ tiêu Quốc hội giao (6-6,5%). Theo dõi sát tình hình lạm phát, làm tốt công tác phân tích, dự báo để kịp thời tham mưu với Chính phủ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, quản lý giá cả, bảo đảm kiểm soát lạm phát cả năm đạt cận dưới theo mục tiêu đề ra (4-4,5%).
Cùng với đó, tiếp tục chú trọng làm tốt công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi các quy định để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, ông Nguyễn Đức Tâm kiến nghị.


Tin xem thêm

Từ thanh niên gánh nước thuê trở thành doanh nhân tiêu biểu của Tiền Giang

Tin Tức
09/10/2024 09:24

Từ một chàng trai làm thuê kiếm sống, ông Châu Minh Hải đã vượt khó, nỗ lực học tập, tích lũy kinh nghiệm, nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trở thành chủ d...

Giảm nghèo không phải cuộc đua thành tích, mà là tạo dựng cuộc sống đầy đủ hơn

Tin Tức
09/10/2024 09:19

Hướng đến mục tiêu hết năm 2025, cả nước xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương trên cả nước đang khẩn trương huy động các nguồn lực cũng như rà soát, thống kê chính...

Thủ tướng tặng Bằng khen cho 3 cá nhân xuất sắc trong công tác cứu hộ tại Lào Cai

Tin Tức
08/10/2024 10:47

Ngày 7/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1112/QĐ-TTg tặng Bằng khen cho 3 cá nhân ở tỉnh Lào Cai vì những thành tích đột xuất trong công tác phòng, chống, ...

Nhà chủ trả lương cao nhưng luôn coi thường tôi là “giúp việc”

Tin Tức
08/10/2024 10:45

Chủ nhà trả lương cao nhưng hay quát mắng mỗi khi tôi làm gì không vừa ý họ. Trẻ con hơi khóc là cả hai vợ chồng sấn xổ vào chửi tôi là vô trách nhiệm, không có tình thươ...

Địa phương nào sẽ có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sớm nhất?

Tin Tức
08/10/2024 10:43

Mục tiêu sẽ ưu tiên sớm đầu tư các đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh trước.

Hà Nội: Giả danh công an để lừa đảo phụ nữ trên ứng dụng hẹn hò

Tin Tức
08/10/2024 10:41

Do cần tiền tiêu xài, Phạm Văn Dũng (SN 1981) giả danh công an để lừa đảo của những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin.

Lợi ích ít được biết đến của việc thêm quả sung vào chế độ ăn uống hàng ngày

Tin Tức
08/10/2024 10:39

Quả sung chín chứa rất giàu các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng khác. Sau đây là 10 lợi ích sức khỏe mà bạn nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

Khối tài sản kếch xù của nam tài tử Lee Min Ho

Tin Tức
04/10/2024 08:51

Sau 15 năm kể từ bộ phim "Vườn sao băng", sức hút của Lee Min Ho đến khán giả vẫn còn rất lớn. Hiện, nam tài tử là một trong những ngôi sao phim truyền hình Hàn g...

Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia với nhiều gói thầu tỷ lệ tiết kiệm thấp cho ngân sách

Tin Tức
04/10/2024 08:50

Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) thực hiện đấu thầu hàng loạt gói thầu hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, tuy nhiên tỷ lệ tiết kiệm thầu thường ở mức “khiêm t...