Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi chạy xe quá tốc độ quy định. Nếu người điểu khiển phương tiện giao thông chạy xe quá tốc độ sẽ tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ phải chịu mức phạt tương ứng theo quy định.
Hành vi điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008. Tùy vào loại xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ có hành vi vi phạm thì sẽ có mức phạt tương ứng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ từ 5 – 10 km/h
- Đối với ô tô:
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 100 năm 2019 thì người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Đối với mô tô, xe gắn máy:
Tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100 năm 2019 của Chính Phủ, được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định: Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
- Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ thì: Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
2. Tốc độ tối đa của các loại xe khi tham gia giao thông trên đường
Tốc độ tối đa của các phương tiện như ôtô, xe máy tại các khu vực như khu đông dân cư, ngoài khu vực đông dân cư… được quy định khác nhau. Người điều khiển xe cần nắm rõ tốc độ cho phép ở khu vực để không chạy vượt quá tốc độ.
Thông tư 31 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định rất rõ người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe trên đường. Cụ thể, tốc độ tối đa của các phương tiện khác nhau được quy định như sau:
1. Đối với xe mô tô có hai giới hạn tốc độ là trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư
- Tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
- Tốc độ tối đa của xe máy ngoài khu vực đông dân cư:
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.
2. Đối với xe gắn máy: Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h.
3. Đối với xe ô tô giới hạn tốc độ cũng được chia làm các mức là đốc độ tối đa trong khu đông dân cư, ngoài khu vực đông dân cư và khi lưu thông trên đường cao tốc.
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc):
+ Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.
+ Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
-Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) được chia ra theo các loại xe:
muc phat loi chay qua toc do tu 5 10 km h moi nhat hinh anh 2
Tốc độ tối đa của xe ô tô ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc)
- Tốc độ tối đa của xe ô tô trên đường cao tốc không vượt quá 120 km/h.
Tuỳ từng đoạn đường cao tốc sẽ có biển cảnh báo tốc độ tối đa cụ thể ( đối với mỗi loại phương tiện), do vậy khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển ô tô, xe máy cần chú ý hơn đến biển báo tốc độ được đặt trên mỗi đoạn đường và tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.